Hosting là gì? Các loại hosting phổ biến hiện nay

26/06/2023 Bài viết Blog 344 Lượt xem

Những dữ liệu đó được đặt ở nơi đâu trên mạng lưới Internet rộng lớn? Hosting chính là khái niệm liên quan đến những vấn đề trên mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay s​au đây.

Hosting còn được gọi với một tên khác là Web Hosting, đây chính là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ liệu trực tuyến. Đây là không gian lưu trữ được chia nhỏ từ máy chủ (server) có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail, … giúp bạn đăng tải dữ liệu, xuất bản website, hoặc ứng dụng trên internet.


Những nhà cung cấp hosting hay web hosting sẽ chịu trách nhiệm giữ cho các server (máy chủ vật lý) hoạt động liên tục. Đồng thời, họ cũng đảm bảo việc cung cấp hosting được diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra, họ còn chống mã độc xâm nhập tấn công máy chủ và chuyển nội dung/ xử lý dữ liệu (văn bản, hình ảnh, file) từ server xuống trình duyệt người dùng.

Ví dụ nhé, bình thường bạn lưu 1 file nào đó bên trong máy tính, trong Localhost của bạn. Bây giờ nếu bạn muốn cho người khác xem thì bạn cần phải tải file đó lên mạng. Và nơi để lưu trữ file đó được gọi là hosting.


Những lưu ý khi lựa chọn đơn vị cung cấp hosting

Sau khi đã được đăng ký, domain thường không có quá nhiều vấn đề phát sinh. Hosting thì ngược lại, nó có thể gây ra nhiều lỗi cho website của doanh nghiệp. Chính vì thế, khi lựa chọn sử dụng hosting của bất cứ đơn vị nào, doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ về:

•    Dịch vụ hỗ trợ tư vấn từ nhân viên kỹ thuật để có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng được giải đáp thắc mắc. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp bỏ túi được kha khá kiến thức liên quan để chủ động đăng ký dịch vụ web hosting trong những lần sau.
•    Sử dụng dịch vụ của những thương hiệu lớn trong lĩnh vực này để giúp doanh nghiệp tránh được phần nào rủi ro từ nhà cung cấp yếu kinh nghiệm, nhất là những sự cố mất mát dữ liệu không đáng có
•    Chính sách và đội ngũ chăm sóc khách hàng nhanh chóng, hiệu quả khi website phát sinh vấn đề. 

Các loại hosting phổ biến hiện nay

Bạn sẽ dễ dàng bị choáng ngợp khi bắt đầu tìm mua gói dịch vụ lưu trữ website. Bởi trên thị trường có sẵn rất nhiều loại hosting khác nhau. Và thay vì cố gắng chọn ra gói dịch vụ tốt nhất dựa trên danh sách hàng chục tính năng được cung cấp bởi các nhà cung cấp web hosting thì bạn nên tìm ra loại hosting bạn thực sự cần là tốt hơn cả.

Vậy có những loại hosting nào thị trường? Ưu nhược điểm của từng loại hosting ra sao? Và đâu mới là loại hosting bạn nên sử dụng?
Thực tế, trên thị trường có rất nhiều loại hosting khác nhau. Đây là các loại hosting thông dụng được lựa chọn sử dụng nhiều nhất: 

•    Shared Hosting
•    Dedicated Server Hosting 
•    VPS Hosting 
•    Cloud Hosting
•    WordPress Hosting


Shared Hosting là gì?

Web hosting phổ biến nhất chính là Shared Hosting. Đây là dịch vụ hosting có chi phí bỏ ra rất thấp, thường được đăng ký bởi các landing page hoặc các website chỉ có nhu cầu quảng bá hình ảnh sản phẩm mới.



Điểm mạnh nhất của Shared Hosting chính là chi phí khá rẻ


Có thể nói rằng, Shared Hosting là gói dịch vụ hosting được chia ra từ các Reseller Hosting. Mặc dù đây là hình thức tiết kiệm nhất nhưng hiệu năng hệ thống của nó cũng kém nhất trong số các loại hosting phổ biến hiện nay.

Ngoài vấn đề chi phí rẻ thì nếu sử dụng gói dịch vụ Shared Hosting, bạn không cần lo nghĩ đến việc quản trị, bởi nhà cung cấp đã chịu trách nhiệm quản lý và vận hành server. Tuy nhiên, bạn sẽ phải gặp một số vấn đề sau:

•    Website có thể gặp sự cố nếu có hàng trăm hoặc hàng ngàn lượt khách truy cập vào hosting cùng một lúc.
•    Nếu trang web của bạn có cấu trúc khá phức tạp thì nó có thể bị ảnh hưởng bởi nó không có khả năng tùy chỉnh môi trường lưu trữ.
•    Tốc độ tải website có thể bị chậm do ảnh hưởng từ lượng truy cập của website khác.
•    Có thể bị ảnh hưởng khi các website khác bị tấn công bởi virus và các phần mềm độc hại.
•    Bảo mật Shared Hosting không tốt nên nếu một người đang dùng tài khoản của họ để spam email hoặc tham gia vào các hành vi xấu, website của bạn có thể bị chặn bởi tường lửa nội dung và bộ lọc của email. Tệ hại nhất là bạn có thể không nhận thấy được vấn đề này đang xảy ra.
•    Bạn không có quyền quản trị nên bạn không thể chắc chắn rằng những tài nguyên chưa sử dụng đến có bị những website khác chiếm dụng hay không.